Khi bạn đang thuyết phục đồng nghiệp, bán hàng hay đang lên tinh thần cho nhóm, sức mạnh lời nói của bạn là điểm tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Những kỹ năng này rất hữu dụng cho các nhà quản lý, lãnh đạo, nhân viên kinh doanh và bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với giới truyền thông. Bất kỳ nhân viên nào của một công ty sẽ cần dùng các kỹ năngnày khi trình bày với đồng nghiệp, khách hàng hoặc các nhà đầu tư tiềm năng.
Bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:
● Lên kế hoạch – Cần hiểu rõ khán giả của bạn vì việc này liên quan tới chủ đề và xác định mục đích của bài diễn thuyết vì điều này gắn liền với kết quả bạn tìm kiếm. Chuẩn bị nội dung lời nói xoay quanh mục đích và mối quan tâm của khán giả cũng như mức độ hiểu biết. Sử dụng các từ và cụm từ thông dụng cho khán giả và tập trung vào mục đích của bạn.
● Chuẩn bị - Hình thành một giả định tích cực với giá trị thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:
1. Lời mở đầu thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
2. Ý then chốt – Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.
3. Lời kết ấn tượng – Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
● Chuẩn bị - Hình thành một giả định tích cực với giá trị thông điệp mà bạn mang tới và chuẩn bị dàn bài và khoảng thời gian thuyết trình. Dàn bài gồm 3 phần:
1. Lời mở đầu thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
2. Ý then chốt – Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài.
3. Lời kết ấn tượng – Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
● Thực hành – Xem lại nội dung, diễn thử và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và sự tự tin để diễn thuyết. Tập dượt để đảm bảo rằng không vượt quá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi. Thâu băng video cho phần diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp. Nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành.
● Diễn thuyết – Tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực. Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Hãy là chính mình và thả lỏng. Làm chủ bài nói bằng cách xây dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp. Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc. Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và sau các điểm chính đó.
II. Để diễn thuyết trước đám đông hỗn loạn
Các diễn giả thường luôn cố gắng trình bày tốt nhất bài phát biểu, cố gắng thuyết phục người nghe bất chấp những tiếng chê bai và những lời thì thầm to nhỏ. Còn một số người nghe thường hay có tâm trạng bồn chồn mong đến giờ nghỉ để uống nước và ăn nhẹ
Các diễn giả thường luôn cố gắng trình bày tốt nhất bài phát biểu, cố gắng thuyết phục người nghe bất chấp những tiếng chê bai và những lời thì thầm to nhỏ. Còn một số người nghe thường hay có tâm trạng bồn chồn mong đến giờ nghỉ để uống nước và ăn nhẹ
Tôi bắt gặp cảnh tượng này khi quan sát những người chống đối tung tin phá huỷ các buổi họp của hội đồng thành phố về vấn đề cải cách y tế mà các đại biểu quốc hội đang tổ chức trong khu vực của họ. Hầu hết các thành viên đại biểu quốc hội đều không quá ngờ nghệnh như diễn giả mà tôi mô tả ở trên; họ thừa biết cách phớt lờ đám đông đang chống đối. Một số thì tìm cách tham gia vào nhóm chống đối, một số khác ngăn chặn rồi sau đó kêu gọi họ.
Thực ra không có cách nào là tốt nhất để kiểm soát đám đông hỗn loạn nhưng rõ ràng là vị quan chức mô tả ở trên đã làm sai hoàn toàn, ông ta đã phớt lờ người nghe. Nhiều diễn giả có kinh nghiệm, như các chính trị gia, sẽ tìm cách hoà mình vào người nghe.
Nếu đó là sự lựa chọn của bạn và cảm thấy tốt cho bạn khi diễn thuyết, thì sau đây là môt số gợi ý trong trường hợp phải đối mặt với những thính giả không mấy dễ chịu và hay to tiếng.
Chuẩn bị trước. Mỗi diễn giả cần phải biết các thính giả muốn gì trước khi trình bày. Trường hợp là một diễn giả cao cấp, ông ta không phải nghĩ rằng mình là diễn giả cuối cùng của ngày hôm đó và mình là thứ duy nhất đứng giữa thính giả và buổi tiệc chiêu đãi. Đặc biệt lưu ý, nếu bạn mong mọi người bất bình với câu nói của bạn, hãy nghiên cứu kỹ lý do tại sao lại làm họ bực mình như vậy. Bạn muốn đưa những lời bình luận đối lập vào bài diễn thuyết của mình, hoặc hãy chuẩn bị đưa ra những lập luận đó nếu có câu hỏi được đưa ra.
Hãy linh hoạt. Nếu như ai đó ngắt lời bạn, hãy chấp nhận điều đó. Những diễn viên hài kịch hay kiếm sống bằng cách biểu diễn ở các hộp đêm nhỏ, sớm học trong nghề của họ cách tạo ra tiếng cười với những kẻ quấy rối. Đôi khi bạn có thể tránh được những lời chế nhạo và có một cuộc đối thoại qua lại ngắn gọn. Điều này cho thấy diễn giả vẫn là người kiểm soát tình thế, chứ không phải là người đang chất vấn. Nhưng cần phải chấm dứt cuộc tranh cãi một cách nhanh chóng và tiếp tục bài diễn thuyết. Bạn không thể từ bỏ sự kiểm soát đối với đám đông.
Hãy cương quyết. Nếu người gào thét không thể giữ yên lặng, thì sẽ tạo cơ hội cho đám đông lên tiếng. Hãy thoả thuận thời gian để tiếp tục bài diễn thuyết nhưng phải hứa sẽ trả lời các câu hỏi từ khán giả ngay khi bạn nói xong lời nhận xét của mình. Nếu điều này xảy ra, hãy bỏ bản thảo sang một bên và nói chuyện trực tiếp với khán giả. Hãy nói ngắn gọn. Và phải giữ bình tĩnh. Gào thét lại chỉ làm cho bạn giống như đám đông; nói chuyện một cách tự tin làm bạn cảm nhận được quyền hạn của mình qua lời nói.
Không có gì bảo đảm là bất kỳ sự gợi ý trên đây có thể làm cho đám đông yên lặng. Khi chúng tôi chứng kiến cuộc phản đối chương trình y tế, một số người tham dự đến đó không phải để nghe - họ đến để phá đám. Bởi vì đối với những đứa trẻ ngỗ ngược và hư hỏng, hầu như không thể đưa ra lý lẽ được. Khi tình trạng quấy rối đang chiếm ưu thế, hoặc nếu bạn thấy không an toàn, hãy đi chỗ khác. Hãy làm điều đó một cách bình tĩnh và có chủ định. Hãy bước đi tự tin ra khỏi sân khấu đến một nơi yên tĩnh và được bảo vệ. (Tất nhiên nếu đám đông ném các thứ vào bạn, hãy thoát ra nhanh chóng.)
Cần phải có một cái tôi mạnh mẽ để đối mặt với một đám đông hỗn loạn. Nguyên tắc hành động khi hoà mình vào khán giả là khả năng kiểm soát. Nếu bạn có được, hãy tiếp tục; nếu bạn mất kiểm soát, hãy rút lui.
III. Kỹ năng trình bày của người thuyết trình thành công
Các kỹ năng trình bày tốt là điều cần thiết để trở thành một người thuyết trình thành công. Nếu một ai đó khi sinh ra không có các kỹ năng này, họ có thể yêu cầu được dạy và đào tạo. Để biết được các kỹ năng cho một bài thuyết trình, mời các bạn đọc dưới đây.
Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Họ không biết cách thực hiện một buổi thuyết trình một cách chuyên nghiệp như thế nào cả. Để tránh được sự sợ hãi này, họ cần phải có các kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể có được các kỹ năng này thông qua các khoá đào tạo và trở thành những người thuyết trình thành công nhất.
Đó là khả năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trình bày thông tin đấy trong một khoảng thời gian dài. Người thuyết trình chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng thuyết trình để trình bày các thông tin phức tạp một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn và cách trình bày chính xác.
Nếu bạn quá bận rộn để theo đổi một khóa học, bạn có thể theo các gợi ý sau cho các bài trình bày tới đây của các bạn:
Chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độ người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.
Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ làm cho ban trở nên tự tin hơn và thể hiện bạn có kiến thức về nội dung trình bày.
Bạn nên biết cách để dẫn dắt mọi người.
Mô tả tỷ mỉ nội dung bằng các ví dụ, nếu cần thiết.
Bạn nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với công ty/tổ chức của bạn. Bạn nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường
Luôn luôn luyện tập bài trình bày của bạn một vài ngày trước đấy
Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của bạn.
Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe.
Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnh bánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản. Bằng cách sử dụng các phương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp 5 lần.
Nếu bạn sử dụng công cụ Powerpoint, đừng quên giữ bản in.
Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.
Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt.
Người trình bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.
Nhìn người nghe để khuyến khích họ.
Để thuyết phục người nghe, bạn cần phát triển các kỹ năng trên. Các kỹ năng này được dạy một cách chi tiết trong các khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tổ chức tại các trường, các viện. Bạn có thể sử dụng phương pháp đào tạo tại lớp hoặc trực tuyến. Họ sẽ đào tạo cho bạn nhiều khía cạnh khác nhau để có một bài thuyết trình thành công.
Nếu bạn muốn tạo một buổi thuyết trình buồn tẻ thành lý thú thì hãy luôn nhớ các kỹ năng trình bày này. Phần thưởng cho nó sẽ là rất nhiều và bạn sẽ trở thành một người thuyết trình thành công.
Tạo ra một bài thuyết trình là một nghệ thuật. Thậm chí hầu hết những người thành đạt đều phải trải qua sự sợ hãi trong quá trình thuyết trình. Họ không biết cách thực hiện một buổi thuyết trình một cách chuyên nghiệp như thế nào cả. Để tránh được sự sợ hãi này, họ cần phải có các kỹ năng thuyết trình. Bạn có thể có được các kỹ năng này thông qua các khoá đào tạo và trở thành những người thuyết trình thành công nhất.
Đó là khả năng của những người thuyết trình trong quá trình truyền đạt thông tin một cách hấp dẫn và cách dẫn dắt nội dung thông tin nhằm thu hút nhiều người nghe hơn và trình bày thông tin đấy trong một khoảng thời gian dài. Người thuyết trình chuyên nghiệp sử dụng các kỹ năng thuyết trình để trình bày các thông tin phức tạp một cách kỹ lưỡng trong một khoảng thời gian ngắn và cách trình bày chính xác.
Nếu bạn quá bận rộn để theo đổi một khóa học, bạn có thể theo các gợi ý sau cho các bài trình bày tới đây của các bạn:
Chuẩn bị nội dung trình bày đồng thời đặt mình dưới góc độ người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và xúc tích.
Giọng trình bày của bạn cần phải đủ truyền đạt tới toàn bộ người nghe.
Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ làm cho ban trở nên tự tin hơn và thể hiện bạn có kiến thức về nội dung trình bày.
Bạn nên biết cách để dẫn dắt mọi người.
Mô tả tỷ mỉ nội dung bằng các ví dụ, nếu cần thiết.
Bạn nên ăn mặc theo cách ăn mặc phù hợp với công ty/tổ chức của bạn. Bạn nên mặc trang trọng, tránh ăn mặc quá bình thường
Luôn luôn luyện tập bài trình bày của bạn một vài ngày trước đấy
Sử dụng các hỗ trợ nghe nhìn để bổ sung cho các thông tin của bạn.
Hỗ trợ về hình ảnh sẽ giúp các bạn thuyết phục được người nghe.
Trình bày bằng Powerpoint sử dụng text, đồ họa và các biểu đồ dạnh bánh, đồ họa để tạo các thông tin tổng hợp đơn giản. Bằng cách sử dụng các phương pháp này bạn có thể tăng được sự quan tâm của người nghe lên tới gấp 5 lần.
Nếu bạn sử dụng công cụ Powerpoint, đừng quên giữ bản in.
Điều chỉnh giọng điều thích hợp là công cụ trình bày hiệu quả nhất.
Sử dụng sự khác nhau, các phông chữ và màu bắt mắt.
Người trình bày nên tìm hiểu căn phòng nơi người đấy sẽ trình bày ở đó.
Nhìn người nghe để khuyến khích họ.
Để thuyết phục người nghe, bạn cần phát triển các kỹ năng trên. Các kỹ năng này được dạy một cách chi tiết trong các khóa đào tạo kỹ năng thuyết trình tổ chức tại các trường, các viện. Bạn có thể sử dụng phương pháp đào tạo tại lớp hoặc trực tuyến. Họ sẽ đào tạo cho bạn nhiều khía cạnh khác nhau để có một bài thuyết trình thành công.
Nếu bạn muốn tạo một buổi thuyết trình buồn tẻ thành lý thú thì hãy luôn nhớ các kỹ năng trình bày này. Phần thưởng cho nó sẽ là rất nhiều và bạn sẽ trở thành một người thuyết trình thành công.
IV. Làm sao để có kỹ năng thuyết trình tốt
Để có kỹ năng thuyết trình tốt
Thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.
Thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập.
Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên chúng tôi phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất. Nếu các bạn học sinh phổ thông cũng áp dụng những kinh nghiệm dưới đây, thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên đáng kể.
Qua rồi cái thời học sinh chỉ biết thụ động đọc – chép. Phương tiện giảng dạy hiện đại luôn có sẵn, nội dung bài học luôn đòi hỏi các bạn phải tích cực tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu thêm, hoặc ứng dụng thực tiễn. Do vậy, thuyết trình bằng giáo án điện tử là một trong những cách “trực quan sinh động” nhằm làm tăng hiệu quả học tập.
Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình bằng giáo án điện tử mà các bạn học sinh thường ít chú ý và hay mắc sai sót. Để đạt được hiệu quả tuyệt đối, các bạn nên:
Đoàn kết và có trách nhiệm
Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.
Các bạn học sinh phổ thông thường có thói quen làm việc lẻ tẻ, dù có chia nhóm thì đa phần nhóm trưởng đảm trách rất nhiều công việc, thậm chí còn “ôm sô toàn bộ”. Vì vậy, chỉ có nhóm trưởng đạt điểm cao, các thành viên khác chỉ việc “hưởng thụ”, không đóng góp chút công sức nào.
Lên đại học, bạn không thể làm việc kiểu đó. Một nhóm thuyết trình ở bậc đại học có thể tận 30 người nhưng họ vẫn làm việc hoàn toàn nghiêm túc, từ nhóm trưởng đến các thành viên, ai cũng có trách nhiệm như nhau. Cả nhóm luôn phải thường xuyên hội ý, bàn giao công việc cho từng người và mọi thứ đều trao đổi qua email. Mọi người luôn phải nội tài liệu đúng thời hạn. Không ai bảo ai, nhưng họ đều có ý thức tốt, có tinh thần đồng đội, hết mình vì giáo án điện tử của mình. Khi tác phẩm được hoàn thành, mọi người cùng hội ý, bàn lại để chỉnh sửa.
Phân công “lao động”
Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.
Phân công “lao động”
Như đã nói, từng thành viên trong nhóm đều có việc phải làm. Bạn có thể chia ra và phân công cho mỗi người một trong những việc sau: tìm tư liệu ở một phần nào đó, tìm hình ảnh minh họa, tổng hợp và phân tích tư liệu, thiết kế nội dung trong Power Point, chỉnh sửa và trang trí, nghiên cứu kĩ để đứng trước lớp thuyết trình, ứng phó với những câu hỏi hóc búa từ các nhóm khác.
Sự bình đẳng
Khi thuyết trình trước lớp, nếu làm việc nhóm, các bạn nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung bài học đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp tôi có một bạn tự đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).
Tích cực và tự tin
Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này
Các bạn sinh viên ở bậc đại học thường suy nghĩ thoải mái, dễ chịu hơn học sinh phổ thông nên họ tự tin và không sợ mất lòng người khác. Có những buổi thuyết trình xảy ra rất căng thẳng vì các nhóm luôn đặt vấn đề hỏi ngược lại nhau nhằm gây khó dễ cho nhau, hệt như một cuộc “đại chiến” thực thụ, nhưng nhờ sự khó khăn đó mà mọi người hiểu bài sâu hơn, nhận ra nhiều khuyết điểm từ đề tài của nhóm mình hơn, và rút kinh nghiệm cho lần sau. Nhờ vậy, bài thuyết trình sau luôn chất lượng hơn bài thuyết trình trước và mọi người luôn tìm hiểu chuyên sâu trước khi thuyết trình vì sợ bị hỏi khó. Dù trong lớp, mọi người “đàn áp” nhau như thế, nhưng khi học xong vẫn vui vẻ thoải mái như thường. Các bạn học sinh nên chú ý kĩ điều này
Rút kinh nghiệm sau mỗi bài
Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
o0o
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những kỹ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.
Các sinh viên chúng tôi, tự học là chính nên luôn có trách nhiệm với những “đứa con tinh thần” của mình. Sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, chúng tôi hội ý lại và cùng phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài thiếu sót của từng cá nhân, để ở buổi thuyết trình sau làm việc tốt hơn. Các bạn học sinh thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm khi có hoạt động này. Hơn nữa, tinh thần tự giác của các bạn chưa cao. Các bạn còn thói quen “đùn đẩy trách nhiệm” và coi trọng điểm số, nếu có điểm thì làm tốt, không thì chẳng làm. Tinh thần đồng đội cũng chưa cao, nhóm không ổn định (nên việc quản lý thành viên và phân công nhiệm vụ cũng phức tạp).
o0o
Lên đại học, các bạn dường như “sống chung với những buổi thuyết trình” vì sinh viên luôn phải tự nghiên cứu và thuyết trình liên tục. Tập những kỹ năng thuyết trình ngay bây giờ cũng là cách để các bạn chuẩn bị cho tương lai, khi bước chân vào môi trường đại học.
V. Thuyết trình trước đám đông
Đứng trước đám đông, để thành công, bạn phải là người làm chủ mọi tình huống...
Đến sớm kiểm tra địa điểm để chắc chắn chỗ ngồi của khán giả cùng với những thiết bị như bảng trắng, bảng đen, ánh sáng, vị trí màn hình máy chiếu, hệ thống âm thanh…đều có lợi cho bạn. Đồng thời có thể làm quen với khán giả. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ.
Nhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy trong nội dung buổi nói chuyện. Nắm vững thông tin BẠN SẼ TRÌNH BÀY. Sắp xếp những gì bạn phải nói trong một trình tự HỢP LÝ. Hãy LÀM bài THUYẾT TRÌNH lôi cuốn ĐỂ ĐÁNG VỚI thời gian và sự chú ý của khán giả. TẬP bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình MÌNH, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe CHÍNH MÌNH. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân . Cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày.
Khi nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên đang diễn trên sân khấu vậy. Bạn được nhìn nhận như nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với dịp đó. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện,tự tin nhưng không tự kiêu. Giữ bình tĩnh. Cố tỏ vẻ thoải mái dù bạn có căng thẳng đến mấy. Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp.
Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước. Hãy sử dụng những thiết bị hỗ trợ âm thanh-hình ảnh hay đạo cụ nếu cần thiết. Nắm chắc cách sử dụng những phần mềm thuyết trình như Power Point. Đừng làm thính giả lóa mắt bằng cách dùng quá nhiều hình ảnh động, đọa âm thanh hay màu sắc loè loẹt không phù hợp với chủ đề.
Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm) đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới Kết luận ( nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).
Đến sớm kiểm tra địa điểm để chắc chắn chỗ ngồi của khán giả cùng với những thiết bị như bảng trắng, bảng đen, ánh sáng, vị trí màn hình máy chiếu, hệ thống âm thanh…đều có lợi cho bạn. Đồng thời có thể làm quen với khán giả. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ.
Nhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy trong nội dung buổi nói chuyện. Nắm vững thông tin BẠN SẼ TRÌNH BÀY. Sắp xếp những gì bạn phải nói trong một trình tự HỢP LÝ. Hãy LÀM bài THUYẾT TRÌNH lôi cuốn ĐỂ ĐÁNG VỚI thời gian và sự chú ý của khán giả. TẬP bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình MÌNH, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe CHÍNH MÌNH. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân . Cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày.
Khi nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên đang diễn trên sân khấu vậy. Bạn được nhìn nhận như nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với dịp đó. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện,tự tin nhưng không tự kiêu. Giữ bình tĩnh. Cố tỏ vẻ thoải mái dù bạn có căng thẳng đến mấy. Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp.
Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước. Hãy sử dụng những thiết bị hỗ trợ âm thanh-hình ảnh hay đạo cụ nếu cần thiết. Nắm chắc cách sử dụng những phần mềm thuyết trình như Power Point. Đừng làm thính giả lóa mắt bằng cách dùng quá nhiều hình ảnh động, đọa âm thanh hay màu sắc loè loẹt không phù hợp với chủ đề.
Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm) đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới Kết luận ( nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).
Không nên nhìn giấy quá lâu, nhưng thỉnh thoàng liếc qua thì chấp nhận được. Nói dõng dạc, rõ ràng và tự tin. Không được lí nhí. Nếu bạn mắc lỗi, sửa, và tiếp tục. Không cần phải viện cớ này nọ hay xin lỗi rườm rà.
Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: nhìn thẳng vào mắt một vị thính giả trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông, và thình thoảng liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào vấn đề
Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi nói chuyện thành công. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất.
Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.
Thêm chất hài hước vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực. Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó tẻ nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.
Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời gian khi bạn tập dượt ở nhà. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết của một bài thuyết trình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa những từ trong văn nói và những từ trang trọng trong văn viết. Dừng bài thuyết trình với một nhận định thú vị hay một nút thắt phù hợp với vấn đề. Hãy lưu lại trong lòng người nghe một ấn tượng tốt và cảm giác hoàn hảo. Không giảng giải dông dài những nhận định cuối ấy. Cảm ơn họ và ngồi xuống.
Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi nói chuyện thành công. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất.
Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.
Thêm chất hài hước vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực. Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó tẻ nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.
Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời gian khi bạn tập dượt ở nhà. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết của một bài thuyết trình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa những từ trong văn nói và những từ trang trọng trong văn viết. Dừng bài thuyết trình với một nhận định thú vị hay một nút thắt phù hợp với vấn đề. Hãy lưu lại trong lòng người nghe một ấn tượng tốt và cảm giác hoàn hảo. Không giảng giải dông dài những nhận định cuối ấy. Cảm ơn họ và ngồi xuống.
VI. Chuẩn bị cho bài thuyết trình
Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng 1 phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Có đực kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải được tưởng và mong muốn của mình đến người nghe. Với kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi đối tác, ban giám khảo dù là khó tính nhất.
Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là cả hình thức. Do đó phần chuẩn bị , phần "bếp núc" cho 1 bài thuyết trình là vô cùng quan trọng. Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 1 số điều quan trọng trong công việc chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình:
1. Xác định đối tượng
Trả lời các câu hỏi:
- Ai sẽ đến dự?
- Bao nhiêu người sẽ đến dự?
Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hut người nghe. Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện với sinh viên Bách Khoa ViệtNam . Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên túi quần, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ.
2. Nội dung
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)
- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý chọn ý -> sắp xếp ý)
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
Trả lời các câu hỏi:
- Ai sẽ đến dự?
- Bao nhiêu người sẽ đến dự?
Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hut người nghe. Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện với sinh viên Bách Khoa Việt
2. Nội dung
- Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)
- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý chọn ý -> sắp xếp ý)
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
3. Hình thức
a. Địa điểm:
- Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội dung thuyết trình. Chương trình “ Hành trình du học lấy địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức. Đó là địa điểm phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt
- Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng,,,,Nhưng với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá cầu kì với các đồ trang trí.rườm rà
- Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh. Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.
b. Thiết bị hỗ trợ.
- Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước , kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí.
- Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.
- Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình. Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia.
4. Tập luyện
Rèn luyện lâu dài :
- Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.
- Ứng khẩu : viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện.
- Cử chỉ : tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình.
Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực hành nói trước mọi người.
Luyện tập ngay trước khi thuyết trình :
- Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và giúp bạn tự tin hơn.
Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình. Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.
VII. Giai đoạn trình bày bài thuyết trình
1. Khi bắt đầu thuyết trình:
a. Thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Một cử chỉ liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể đưa nó vào sau bài diễn thuyết.
b. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình.
c. Hãy bông đùa một chút: và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái.
d. Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng )
Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp.
e. Thuật lại một câu chuyện có liên quan
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.
f. Sử dụng câu hỏi tu từ : Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả.
2. Phần chính:
a. Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc
2. Phần chính:
a. Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc
Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
-.Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.
b. Ngôn ngữ cơ thể:
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid):
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả.
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
d. Giao lưu khán giả :
- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu . Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả.
- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường.
e. Giải quyết câu hỏi:
- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi ( sau mỗi đoạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào ) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một.
- Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trả lời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi.
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời, hãy giới thiệu người đó.
f. Tâm thế khi thuyết trình :
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )
3. Kết thúc bài thuyết trình:
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ
VIII. Sau khi thuyết trình
Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết thúc của mọi việc. Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một sự bắt đầu mới. Đặc biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe ô tô của hãng. Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là gì?Đó là:
- Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới thiệu. Nó không chỉ cho ta biết sự quan tâm của họ tới sản phẩm mà còn đánh giá về điểm đạt và chưa đạt của buổi giới thiệu từ khâu tổ chức tới thực hiện
- Có thể cung cấp cho người tham dự 1 số tài liệu hay quà lưu niệm để nhắc họ nhớ tới buổi thuyết trình. Hay mục đích là tạo 1 hình ảnh trong trí nhớ của họ về sản phẩm.
- Giữ liên lạc được với các vị khách mời, người tham dự. Bởi họ có thể không là khách hàng của bạn sau buổi giới thiệu này, nhưng vẫn là khách hàng tiềm năng cho lần sau.
Vậy các điều cần làm sau 1 buổi thuyết trình là:
- Thống kê đánh giá của người tham gia
- Cung cấp tài liệu hay tặng vật
- Giữ liên lạc với những người tham gia
Quay lại trang: Tài liệu